Phổi đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp, là nơi trao đổi khí trực tiếp của cơ thể, phổi lấy không khí oxy từ bên ngoài vào để nuôi cơ thể và đào thải các khí bẩn ra bên ngoài cơ thể thông qua hô hấp. Tuy nhiên, phổi rất dễ bị tổn thương khi con người mắc các bệnh liên quan đến phổi.
Chỉ với 7 huyệt đạo các bệnh phổi sẽ biến mất một cách nhanh chóng
Bệnh phổi ở đây là các cơn rối loạn ảnh hưởng đến phổi, bao gồm: Bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, bệnh cúm, viêm phổi… Bệnh phổi rất phổ biến và có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh dễ gặp ở người già và trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém.
Để trị bệnh phổi cũng như dưỡng phổi để phổi khỏe mạnh hơn, hiện nay nhiều người đã chọn phương pháp massage bấm huyệt.
1) Bấm huyệt Hợp Cốc
Vị trí huyệt Hợp Cốc nằm ở khe chính giữa điểm kết nối ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch nhiều hơn một chút về phía ngón trỏ. Bạn sử dụng ngón tay cái massage nhẹ nhàng, sau đó day ấn huyệt với một lực từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 3 – 5 phút là được.
Hoặc bạn có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi ấn mạnh. Hãy thường xuyên massage huyệt vị này bởi sẽ loại bỏ được độc tố trong phổi và các cơ quan khác, tăng cường trao đổi chất.
2) Bấm huyệt Liệt Khuyết
Huyệt Liệt Khuyết là một huyệt nhỏ, nằm ở vị trí cổ tay, để xác định huyệt ta đo từ ngón tay cái thẳng xuống phần xương ống tay khoảng 2 đốt ngón tay. Bấm huyệt Liệt Khuyết có tác dụng trị chức hen suyễn, giảm thiểu các triệu chứng ho dai dẳng. Bạn chỉ cần sử dụng ngón tay trỏ massage, nhấn đều lên huyệt Liệt Khuyết trong khoảng 2 – 3 phút, thực hiện liên tục như vậy từ 3 – 5 lần.
3) Bấm huyệt Ngư Tế
Vị trí của huyệt Ngư Tế nằm ở phần gò trên của ngón tay cái. Huyệt Ngư Tế có liên quan tới phổi. Massage bấm huyệt Ngư Tế có thể mang lại tác dụng làm sạch phổi, hạ nhiệt và giải độc. Bạn nên mát xa day bấm huyệt Ngư Tế trong ba phút.
4) Bấm huyệt Xích Trạch
Khuỷu tay hơi gập, bàn tay đưa về phía trước. Sờ vào đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay chính là huyệt Xích trạch. Massage bấm huyệt Xích Trạch có thể điều trị các bệnh ho, cảm cúm, hen suyễn, viêm phổi.
5) Bấm huyệt Nghinh Hương
Huyệt Nghinh Hương nằm ở mép ngoài của cánh mũi, ngay trên khe rãnh của mũi và miệng. Mỗi ngày, người bệnh thực hiện bấm huyệt Nghinh Hương khoảng 30 nhịp 1 lần, mỗi ngày 2 lần như vậy. Bấm huyệt Nghinh Hương làm thông mũi, điều trị nghẹt mũi, khô mũi họng.
6) Bấm huyệt Thừa Tương
Huyệt Thừa tương có vị trí nằm tại điểm lõm giữa môi dưới và cằm. Bạn dùng ngón tay với lực tương đối mạnh ấn vào điểm này sẽ có cảm giác tiết nước bọt, nhiều dịch tiết ra trong khoang miệng, Bấm huyệt Thừa Tương từ 2-3 phút mỗi ngày sẽ làm giảm khô họng do mùa đông, giảm khả năng nhiễm các bệnh về họng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh viêm, sốt,….
7) Bâm huyệt Thiên Đột
Huyệt Thiên Đột nằm ở điểm giữa xương đòn trái và phải. Bạn sử dụng ngón tay để massage, cứ sau 2 phút day bấm huyệt này một lần.
Như vậy, phương pháp massage bấm huyệt sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và lưu thông tuần hoàn máu, giúp bạn có lá phổi khỏe mạnh hơn. Bởi mỗi huyệt khi day bấm sẽ có tác dụng khác nhau nên bạn cần thực hiện day bấm đúng phương pháp, kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày.
Ngoài tự massage bấm huyệt, tới các trung tâm trị liệu, các bạn có thể sử dụng ghế massage để chủ động massage bấm huyệt tại nhà mỗi ngày!
Tags : dụng cụ phục hồi chức năng, ghế massage.