Những huyệt đạp thông dụng ở bàn chân giúp trị bệnh

Ngày đăng 29/05/2021 10:14

Bàn chân là nơi được coi như trái tim thứ hai của con người, bởi lẽ nơi đây là nơi tập hợp của rất nhiều huyệt đạo khác nhau cùng hàng nghìn dây thần kinh. Vì vậy khi thực hiện bấm huyệt ở vùng chân sẽ rất tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh. Trong nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số cách bấm huyệt với những huyệt đạo thông dụng ở bàn chân. 

nhung-huyet-dap-thong-dung-o-ban-chan-giup-tri-benh

Những huyệt đạp thông dụng ở bàn chân giúp trị bệnh

Huyệt Bát phong: Đây là huyệt Hoài Kinh và nằm ở phần kẽ của các ngón chân của hai bàn chân; Có tổng cộng 8 huyệt trong hai bàn chân. Sử dụng tay để bấm và day từng huyệt khoảng 1 đến 2 phút sẽ làm giảm được hiện tượng viêm các đốt ngón chân và cước chân vào mùa đông.

nhung-huyet-dap-thong-dung-o-ban-chan-giup-tri-benh-1

Huyệt Dũng Tuyền: Huyệt đạo này nằm ở dưới lòng bàn chân và là điểm thấp nhất của cơ thể. Chỉ có thể ấn hoặc day nhẹ nhàng vào vị trí huyệt đạo này bằng ngón tay cái trong khoảng 5 phút mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để thực hiện đó là 5-7 giờ sáng. Chức năng của huyệt đạo này là điều hòa cơ thể và dưỡng thận.

Huyệt Thương Khâu: Vị trí của huyệt đạo này là ở phần dưới hõm mắt cá chân phía trong. Thực hiện bấm huyệt này trong khoảng 3 phút cho tới khi nào xuất hiện cảm giác tê mỏi tại vị trí huyệt đạo là được. Nên thực hiện 3-5 lần mỗi ngày trong cả hai chân. Huyệt này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, đầy bụng, viêm dạ dày, viêm ruột,...

nhung-huyet-dap-thong-dung-o-ban-chan-giup-tri-benh-2

Huyệt Thái Xung: Vị trí của huyệt đạo này là nằm nằm ở mu bàn chân cách khoảng từ khe ngón chân cái cho tới ngón áp cái lên khoảng 2 thốn. Sử dụng một lực vừa phải và ấn vào huyệt nay sau khoảng 4 phút cho tới khi nào xuất hiện cảm giác hơi đau thì dừng lại. Tác dụng của huyệt đạo này là hạ huyết áp, điều hòa hạ thế, điều trị chứng mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu,..

Huyệt Nội Đình: Huyệt đạo này nằm ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và ngón chân thứ 2, là nơi nối thân với xương đầu sau đốt 1 của ngón chân thứ 2. Thực hiện bấm giữ việc này khoảng 1 đến 3 phút với một lực nhẹ nhàng sẽ  hỗ trợ điều trị được những bệnh đầy bụng, đau răng hàm dưới,...

nhung-huyet-dap-thong-dung-o-ban-chan-giup-tri-benh-3

Ngoài ra, khi thực hiện bấm huyệt thì cần phải lưu ý một số điều sau đây: đầu tiên cần phải nắm rõ một cách chính xác nhất sơ đồ và công dụng của từng huyệt đạo trong vùng chân bởi vì chỉ cần nhớ sai hoặc thực hiện sai kỹ thuật thì không những quá trình bấm huyệt không có hiệu quả mà sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe . Với những đối tượng như bà bầu, người đang sốt, bị bệnh ung thư hoặc vừa ăn no xong hay vừa sử dụng đồ uống có cồn thì không nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt. Với những ai vừa hoạt động thể thao xong hoặc vừa tắm xong thì sẽ là thời điểm rất tốt để thực hiện bấm huyệt. 

Thực hiện bấm huyệt ở vùng trong mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên dành ra vài phút mỗi ngày để thực hiện để không những tinh thần được thoải mái thư giãn mà sức khỏe được cải thiện và phục hồi. Với những người thích được massage bấm huyệt tự động thì có thể trang bị ghế massage toàn thân tại nhà.