Chấn thương cơ bắp chân và cách xử lý

Ngày đăng 04/11/2021 16:37

Chấn thương cơ là một mối quan tâm lớn trong thể thao và võ thuật, hoặc tập luyện sai cách khi sử dụng máy chạy bộ, giàn tạ đa năng tại nhà. Những loại chấn thương này thường do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm va chạm, luyện tập không đầy đủ, v.v.

chan-thuong-co-bap-chan-va-cach-xu-ly

Chấn thương cơ bắp chân và cách xử lý

Khi bị tổn thương mô mềm, người bệnh không được chườm nóng, xoa bóp (dầu, rượu, mật gấu…) hay kéo, nắn trong hai ngày đầu. Nguyên nhân là do chườm nóng giúp máu lưu thông nhiều hơn, ngược lại việc xoa bóp khiến dây chằng bị xơ, mất tính linh hoạt, kéo và giãn ra, làm trầm trọng thêm tổn thương, thậm chí có thể gây đứt và bầm tím hoàn toàn cơ. Kết quả là vết viêm lớn dần, vết thương chậm lành, hơn nữa sử dụng mật gấu cũng là một trong những điều đang bị cấm hiện này ở đất dước ta. 

1. Phương pháp xử lí khi bị căng cơ: 

chan-thuong-co-bap-chan-va-cach-xu-ly-1

Căng cơ là một chấn thương cơ tương đối nhỏ do dây chằng, gân và cơ bị kéo căng. Tỷ lệ các bó sợi cơ bị đứt nhỏ hơn 25%. Chấn thương cơ khiến người bệnh bị đau cấp tính vùng gân. Cơn đau sẽ giảm dần trong vài phút và vùng bị thương sẽ hơi sưng.

Bệnh nhân phải ngừng hoàn toàn mọi hoạt động (tiếp tục di chuyển, máu sẽ đọng lại nhiều, không có lợi cho việc điều trị sau này).

Chườm lạnh để tránh các vấn đề và tránh tụ máu và chảy máu. Chườm lạnh vùng bị đau bằng túi đá 10-15 phút mỗi lần cách nhau một giờ, thực hiện nhiều lần trong ngày.

chan-thuong-co-bap-chan-va-cach-xu-ly-2

Liệu pháp lạnh có thể được sử dụng trong 1-3 ngày đầu tiên sau khi bị tai nạn. Không được thực hiện chườm trong khoảng thời gian quá dài bởi vì khi điều này sẽ dễ khiến cho da của bạn bị bỏng lạnh.
Phương pháp xử lí khi bị rách cơ:

Khi lượng cơ rách chiếm 25-75% bó sợi, đây được gọi là vết rách cơ. Vết bầm tím là dấu hiệu của một vết rách cơ vì các sợi cơ bị đứt rời nhiều hơn. Bệnh nhân có thể bị đau dữ dội và nghe thấy tiếng "bốp" hoặc "cạch" tại vị trí tổn thương.

2. Để tránh cơ bị rách thêm, mọi hoạt động phải tạm dừng.

chan-thuong-co-bap-chan-va-cach-xu-ly-3

Việc sử dụng băng ép giúp giảm thiểu chảy máu, phù nề và đau đớn. Áp dụng áp lực lên vùng bị tổn thương bằng một băng đàn hồi; lúc đầu quấn chặt, sau đó lỏng dần.

Nếu cơn đau dữ dội, hãy chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được đánh giá và điều trị.

3. Phương pháp điều trị khi bị đứt cơ:

Số lượng rách cơ chiếm hơn 75% bó sợi được gọi là đứt cơ. Khi một cơ bị đứt hoàn toàn, máu sẽ đọng lại trong vài ngày, khiến khớp giãn ra và trở nên lỏng lẻo.

chan-thuong-co-bap-chan-va-cach-xu-ly-4

Vì khớp có thể bị dịch chuyển nên bệnh nhân phải nằm yên.

Chườm lạnh để tránh các vấn đề và không gây tụ máu.

Giữ vùng bị thương bằng nẹp cố định và nâng cao ...

Trong 1-3 ngày đầu tiên, giữ cố định khu vực bị tổn thương bằng nẹp.

Nâng cao vùng bị thương 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu tiên để cải thiện lưu lượng máu và giảm sưng, viêm; giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và đỡ đau hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không kê chân quá cao so với tim để máu lưu thông đến vùng thương tổn được dễ dàng.